I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm về chủ đề của bài văn tự sự.
Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Đọc bài văn trong SGK, ta thấy vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong cốt truyện này là: Thầy Tuệ Tĩnh là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. Điều này được nêu lên ngay trong phần Mở bài, và sau đó, được thể hiện trong phần Thân bài bằng những lời nói và việc làm của nhân vật.
Thầy Tuệ Tĩnh thương yêu giúp đỡ bệnh nhân; bệnh người nào nguy hơn thì chữa trước, không phân biệt sang, hèn, vì vậy cả ba nhan đề đều thích hợp, tuy sắc thái có khác nhau.
2. Dàn bài của bài văn tự sự.
Bài văn tự sự nào cũng phải viết theo dàn bài. Dàn bài bài văn gồm ba phần:
- Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Phần Thần bài kể diễn biến của sự việc.
- Phần Kết bài kế kết cục của sự việc.
Đối chiếu với bài văn trong SGK, ta thấy:
- Phần mở bài: Giới thiệu chung về danh y Tuệ Tĩnh đời Trần (nhấn mạnh ý: là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh).
- Phần thân bài: Kể diễn biến của sự việc: Con của nhà quý tộc mời ông đến tư dinh chữa bệnh cho cha. Ông sắp đi thì có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị ngã gãy đùi đến xin chữa. Thấy bệnh tình chú bé nguy hơn, ông quyết định chữa cho chú trước, mặc cho anh con nhà quý tộc sủng sốt và hậm hực. Gần trọn buổi, ông đã bóp nẹp xong cho chú bé, và mặc dù vợ chồng người nông dân lạy tạ mong được đền ơn, nhưng ông không nhận.
- Phần kết bài: Kể kết cục của sự việc: Tuy trời đã sập tối ông vẫn vội vã ra đi chữa bệnh cho nhà quý tộc, không kịp nghỉ ngơi.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Yêu cầu xác định chủ đề, các phần của truyện và so sánh truyện Phần Thưởng với truyện Tuệ Tĩnh.
a. Chủ đề: Biểu dương lòng trung nghĩa, ngay thẳng và trí thông minh của người nông dân, chế giễu thói cậy quyền thế để thoả mãn lòng tham của viên quan.
b. Mở bài: Đoạn 1 gồm 1 câu.
Thân bài: Đoạn giữa, kể diễn biến sự việc.
Kết bài: Đoạn cuối, chỉ gồm 1 câu.
c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh, ở diễn biến của sự việc và kết cục của sự việc, ta thấy: Nếu truyện trên có diễn biến thuận chiều để đi đến một kết cục phải có (Tuệ Tĩnh hết lòng chữa cho chú bé → sau đó lại vội vã ra đi chữa cho nhà quý tộc), thì truyện này có diễn biến kịch tính (xin thưởng năm mươi roi!?) để đi đến một kết cục bất ngờ mà thú vị (tên cận thần bị đuổi, người nông dân không bị thưởng roi mà được thưởng một ngàn rúp). Như vậy, hai truyện này giống nhau về bố cục nhưng lại khác nhau về chủ đề: một bên là ca ngợi y đức, một bên là thưởng phạt công minh.
d. Sự việc trong thân bài được thể hiện có kịch tính, bất ngờ, thú vị ở phần thưởng mà người nông dân mong muốn được vua ban thưởng 50 roi và chia một nửa cho viên cận thần như đã thoả thuận; điều này nói lên sự thông minh, hóm hỉnh , tự tin của người nông dân.
2. Yêu cầu xem xét cách mở bài và kết bài của hai truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự Tích Hồ Gươm.
Cần căn cứ vào nội dung của hai phần này (mục Ghi nhớ), đối chiếu với các phần mở bài và kết bài của hai truyện trên để xem xét và rút ra kết luận. Ví dụ: phần mở bài truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (câu đầu tiên) và phần mở bài truyện Sự Tích Hồ Gươm (đoạn đầu tiên) đã làm được nhiệm vụ "giới thiệu chung về nhân vật và sự việc" chưa? Phần kết bài hai truyện cũng làm như vậy.
III. LUYỆN TẬP
1. Đọc truyện PHẦN THƯỞNG và trả lời các câu hỏi:
a. Chủ đề của truyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó.
- Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương tính trung thực, thẳng thắn của người nông dân và chế giễu thói tham lam, chuyên ăn hối lộ của bọn quan lại.
- Sự việc người nông dân xin thưởng roi để chia cho viên quan tham nhũng một nửa đã thể hiện rõ chủ đề đó.
- Cần gạch dưới các câu văn sau:
"Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi."
b. Chỉ rõ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
Phần Mở bài:
“Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền dâng tiến vua...(cho tới câu)... Người nông dân bèn kể lại muốn dâng ngọc quý.”
Phần Thân bài:
Từ chỗ "Vị quan nọ bảo... (cho tới) ... Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.”
Phần Kết bài:
“Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần và thưởng cho người nông dân một ngàn rúp.”
d. Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
Sự việc trong phần thân bài của truyện PHẦN THƯỞNG thú vị ở chỗ:
Người nông dân đồng ý nhận thực hiện điều kiện mà tên quan đã đưa ra tức là sẽ chia đôi phần thưởng, nhưng khi tới mục lĩnh thưởng thì người nông dân lại bất ngờ xin một phần thưởng thật kì lạ, thật ngược đời: Xin thưởng năm mươi roi và số roi đó sẽ được chia cho viên quan một nửa.
Đây là một sự việc thú vị nhất, một sự việc mang tính hài hước, nhưng cũng thật thông minh và hóm hỉnh.
2. Đọc lại các bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự Tích Hồ Gươm ta thấy:
- Ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Phần mở bài:"Hùng Vương thứ mười tám... muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng."
Cách mở bài này mới mở ra một ý: Vua Hùng muốn chọn rể cho con, nhưng chuyện hai thần cùng đến cầu hôn rồi giao tranh với nhau chưa được nói tới.
+ Phần kết bài:"Từ đó, oán nặng, thù sâu ... đành rút quân về."
+ Phần kết bài này đã kết thúc câu truyện bằng cách nói đến việc hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh vì oán nặng thù sâu nhưng không thắng nổi.
- Ở truyện Sự Tích Hồ Gươm ta thấy:
+ Phần mở bài: "Vào thời giặc Minh ... cho nghĩa quân mượn thanh gươm để họ giết giặc."
Cách mở bài này đã giới thiệu câu chuyện cho mượn gươm sắp xảy ra.
+ Phần kết bài: "Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."