I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. Đặc điểm của động từ
1. Các động từ trong những câu:
a. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
Động từ trong câu: đi, đến, ra, hỏi.
b. Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo (...) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
Động từ trong câu: lấy, làm, lễ.
c. Biển vừa treo lên, có người đi đường xem, cười bảo:
Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi?
Động từ trong câu: treo, xem, cười, bảo, bán, đề...
2. Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được:
- Ý nghĩa khái quát của động từ là chỉ hành động, trạng thái của sự việc.
- So sánh sự khác biệt giữa động từ và danh từ.
* Danh từ:
- Không kết hợp với: sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng...
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
* Động từ:
- Có khả năng kết hợp với: đã, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng...
- Thường là vị ngữ trong câu
- Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, vẫn, hay...
3. Động từ có đặc điểm gì khác danh từ?
-Về những từ xung quanh nó trong cụm từ?
- Về khả năng làm vị ngữ?
B. Các loại động từ chính:
1. Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới:
buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.
BẢNG PHÂN LOẠI
* Động từ đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau
- Trả lời câu hỏi làm sao, thế nào?: dám, toan, định
* Động từ không đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau
- Trả lời câu hỏi làm gì?: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
- Trả lời câu hỏi làm sao, thế nào?: buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu
2. Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự thuộc mỗi nhóm trên:
a. Động từ tình thái: nên, cần, phải, có thể...
b. Động từ chỉ hành động: chạy, đi, làm...
c. Động từ chỉ trạng thái: thương, giận, ghét...
II. LUYỆN TẬP:
1. Tìm động từ trong truyện "Lợn cưới, áo mới".
a. Động từ tình thái: hay (khoe), chả (thấy), có (thấy), liền (giơ)
b. Động từ chỉ hành động: khoe, may, đem, mặc, đứng (các em tìm tiếp)
2. Đọc chuyện vui "THÓI QUEN DÙNG TỪ" cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Các em trả lời theo SGK. Gợi ý: chú ý sự đối lập thể hiện tính keo kiệt của anh nhà giàu.