I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN LÀ GÌ?
1. Ở các đoạn văn đã dẫn có những câu biểu hiện cụ thể như sau:
+ Câu 1: "Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài”. (câu kể)
+ Câu 2: "Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:” (câu kể)
+ Câu 3: "Hức!” (câu đặc biệt, câu cảm thán)
+ Câu 4: "Thông ngách sang nhà ta?” (câu nghi vấn)
+ Câu 5: "Dễ nghe nhỉ!” (câu cảm thán)
+ Câu 6: “Chú mày hôi như cú mèo như thế này, ta nào chịu được.” (câu kể)
+ Câu 7: “Thôi, xin cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi.” (câu cầu khiến)
+ Câu 8: "Đào tổ nông thì cho chết!” (câu cảm thán)
+ Câu 9: "Tôi về, không một chút bận tâm." (câu kể)
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ các câu trần thuật vừa tìm được:
+ Câu 1: Tôi (C) / đã hếch răng lên, xì một hơi dài. (V)
+ Câu 2: Tôi (C) / mắng:(V)
+ Câu 6: Chú mày (C) / hôi như cú mèo thế này (V), ta (C) / nào chịu được. (V)
+ Câu 9: Tôi (C) / về, không một chút bận tâm.(V)
3. Xếp các văn trần thuật thành hai loại:
- Câu do một cặp chủ - vị ngữ tạo thành: 1, 2, 9
- Câu do hai hoặc nhiều cặp chủ – vị ngữ tạo thành: 6
II. LUYỆN TẬP:
1. Câu trần thuật đơn trong đoạn trích (theo SGK)
+ Câu 1: "Ngày thứ năm..." dùng để tả, giới thiệu.
+ Câu 2: "Từ khi có vịnh Bắc Bộ..." dùng để nêu ý kiến nhận xét.
2. Một số câu mở đầu các truyện em đã học:
a. "Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt.." câu trần thuật đơn có tác dụng giới thiệu nhân vật.
b. “Có một con ếch ...” câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
c. “Bà đỡ Trần ” để giới thiệu nhân vật.
3. Cách giới thiệu nhân vật ở cả ba ví dụ (a, b, c) là giới thiệu nhân vật phụ trước rồi mới giới thiệu nhân vật chính (qua những hành động của nhân vật phụ để giới thiệu nhân vật chính).
4. Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, những câu đã dẫn trong sách giáo khoa (a, b) còn có tác dụng miêu tả hoạt động của nhân vật (làm thợ mộc, đi kiếm củi v.v...).