I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. Buổi học cuối cùng (của tác giả An-phong-xơ Đô-đê - nhà văn Pháp) lấy từ bối cảnh một biến cố lịch sử:
- Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870, nước Pháp thua trận;
- Hai vùng An-dát và Louren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ;
- Các trường học ở đây bị buộc học bằng tiếng Đức.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật rất đặc sắc. Tâm trạng của cậu học trò Phrăng được diễn tả một cách tinh tế lắng đọng qua những suy nghĩ và cảnh vật.
GHI NHỚ:
"Buổi học cuối cùng" là buổi học về tình yêu nước. Đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng tuy trầm lắng đau buồn trong cảnh thầy, trò giã biệt nhau, nhưng không tuyệt vọng mà vẫn sáng ngời niềm tin: "Nước Pháp muôn năm!" Truyện thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc. Qua lời khẳng định của thầy giáo Ha-men: "giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù" là một chân lí. Chú bé Phrăng đã xót xa ân hận vì bỏ qua đi những ngày tháng học tiếng mẹ đẻ.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Câu chuyện được diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Tên truyện có ý nghĩa gì?
- Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (Đức);
- Thời gian năm 1870;
- Ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
Buổi học cuối cùng của các em học sinh làng An-dát diễn ra từ sáng đến 12 giờ trưa. Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng (ngày hôm sau phải học tiếng Đức).
Địa điểm là lớp học do thầy giáo Ha-men dạy.
2. Kể theo lời của nhân vật nào, ngôi thứ mấy? Có những nhân vật nào, ai gây ấn tượng?
Truyện có hai nhân vật chính: chú bé Phrăng và thầy giáo Ha-men và có một nhân vật phụ (cụ Hô-den, bác thợ rèn Oát-tơ...)
* Chú bé Phrăng là nhân vật kể chuyện. Truyện được kể từ ngôi thứ nhất.
Cách kể này thể hiện được tâm trạng ý nghĩa của nhân vật kể chuyện.
* Nhân vật chú bé Phrăng là người nổi bật nhất.
3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
- Quang cảnh trên đường: nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.
- Lính Phổ đang tập sau xưởng cưa.
- Quang cảnh ở sân trường: im lặng như buổi sáng chủ nhật, mọi người ngồi vào chỗ ngồi.
Tất cả những điều đó báo hiệu một điều gì nghiêm trọng khác thường trong buổi học ấy.
4. Ý nghĩ và tâm trạng của chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng.
Khi thấy Ha-men cho biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng choáng váng sững sờ và bây giờ cậu đã hiểu sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay trên đường đi học, ở lớp học và đặc biệt là trang phục của thầy giáo Ha men. Cậu thấy nuối tiếc những ngày vừa qua vì sự lười biếng trong học tập của mình.
Đoạn văn thể hiện tâm trạng day dứt của Phrăng: "Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi...", "...tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ”.
5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào? Tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này?
- Trang phục: Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, điểm lá sen gấp nếp mịn màng và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Những thứ trang phục này chỉ dùng vào những buổi lễ trang trọng như phát phần thưởng hoặc có thanh tra.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở học sinh. Đặc biệt là không trách mắng Phrăng khi cậu đến lớp muộn, không thuộc bài. Kiên nhẫn giảng giải như muốn truyền cho học sinh tất cả những điều hiểu biết của mình với ánh mắt đầy xúc động khi nhìn những đồ vật và ngôi trường.
- Hành động cử chỉ lúc buổi học kết thúc: Thể hiện tinh thần yêu quý ngôn ngữ của dân tộc. Thầy bảo tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới.
- Khi buổi học kết thúc, Thầy viết thật to khẩu hiệu: "Nước Pháp muôn năm!”
6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh:
- Tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố; mọi sự đều im lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
Tác dụng: So sánh những âm thanh ở trong trường học với chợ để thấy được sự ồn ào náo nhiệt của trường học, hoặc ngược lại là sự im lặng khác thường.
- Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp.
So sánh những tờ mẫu với lá cờ nhỏ để thấy được sự uy nghiêm của những tờ mẫu. Những phép so sánh trên giúp cho việc miêu tả sự vật thêm cụ thể sinh động và biểu hiện tình cảm sâu sắc.
7. Câu nói của thầy Ha-men thể hiện lòng yêu nước tha thiết và sâu đậm.
Bởi thầy đã nêu bật lên giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Ý nghĩa tư tưởng:
Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do.
II. LUYỆN TẬP
1. Kể tóm tắt lại truyện Buổi học cuối cùng:
(Các em tự kể)
2. Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
Thầy giáo Ha-men
Hơn bốn mươi năm trong nghề thầy Ha-men là thầy giáo dạy bộ môn tiếng Pháp, thầy là cây "cổ thụ" của trường. Năm nay thầy Ha-men đã già rồi, mái tóc thầy bạc trắng, trên khuôn mặt phúc hậu đã lấm tấm đồi mồi, những nét nhăn như những rẻ quạt tạo nên những lớp sóng trên gương mặt của cái tuổi đã xế chiều. Nhưng dáng đi của thầy vẫn còn nhanh nhẹn, khi cười ánh mắt thầy vẫn sáng và trong.
Hôm nay là buổi học cuối, thầy vẫn đủ can đảm dạy cho đến hết. Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu, trông thầy thật trang trọng. Thầy run tay khi viết lên bảng đen "Nước Pháp muôn năm". Và thầy đứng dựa vào tường giơ tay ra hiệu cho mọi người về.
"Buổi học cuối cùng" nói lên không khí lớp học trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát. Là chuyện của học trò nhỏ Phrăng kể lại tâm trạng của mình về hình ảnh thầy Ha-men, câu chuyện thấm thía bao nỗi buồn đau mất nước của người thầy, của tuổi thơ, vì dưới ách thống trị của ngoại xâm không được dạy và học tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình nữa.