Câu 1. Nghe - viết:

CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

Chiều rồi bà mới về nhà

Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.

Mọi ngày bà có thế đâu

Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà!

Bà rằng: Gặp một cụ già

Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi

Một đời một lối đi về

Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à!

Cháu nghe câu chuyện của bà

Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng

Bà ơi, thương mấy là thương

Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!

- Các em nghe thầy cô đọc hết câu mới viết.

- Chú ý cách trình bày thơ lục bát, dòng lục viết thụt vào 1 ô li.

- Khi viết xong, cần kiểm tra lại những chữ phải viết hoa, những chữ có âm đầu, âm cuối, dấu thanh thường sai chính tả: chiều rồi, về, trước, sau, mỏi, làm, lưng, già, lạc, nên, dẫn, bỗng, lối, rưng rưng,...

* Nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức quên cả đường về quê.

Câu 2.

a) Điền vào chỗ trống tr hay ch?

Như ...e mọc thẳng, con người không ...ịu khuất. Người xưa có câu: “...úc dẫu ..áy, đốt ngay vẫn thẳng”. ...e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, ...e lại là đồng ...í...iến đấu của ta. ...e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

Thứ tự điền phụ âm đầu như sau: tre, chịu, Trúc, cháy, Tre, tre, chí, chiến, Tre.

b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

BÌNH MINH HAY HOÀNG HÔN?

Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao:

- Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.

- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.

- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy?

- Là bơi vì tôi biết hoạ si ve tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

Thứ tự điền dấu như sau: triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh, vẽ cảnh, khẳng, bởi, sĩ, vẽ, ở, chẳng.