Câu 1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
a/ Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác cần trục.
b/ Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c/ Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d/ Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
a/ Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai? (bác cần trục)
b/ Trước giờ học, các em thường làm gì? (rủ nhau ôn bài cũ)
c/ Bến cảng như thế nào? (lúc nào cũng đông vui)
d/ Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu? (ngoài chân đê)
Câu 2. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.
- Ai học giỏi nhất lớp?
- Cái gì dùng để lợp nhà?
- Hằng ngày, bạn làm gì để giúp gia đình?
- Khi nhỏ, chữ viết của Cao Bá Quát thế nào?
- Vì sao Cao Bá Quát phải ngày đêm luyện viết?
- Bao giờ chúng em được đi tham quan?
- Nhà bạn ở đâu?
* Các em tự đặt thêm các câu hỏi khác.
Câu 3. Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây?
a/ Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b/ Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
c/ Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
Các từ in đậm trong câu là từ nghi vấn:
a/ Có phải chú bé Đất trở thành chủ Đất Nung không?
b/ Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
c/ Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
Câu 4. Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.
- Có phải hồi nhỏ, chữ của bạn rất xấu không?
- Hôm nay là sinh nhật của bạn, phải không?
- Bạn thích chơi bóng đá à?
* Các em tự đặt thêm câu.
Câu 5. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?
a Bạn có thích chơi điều không?
b/ Tôi không biết bạn có thích chơi điều không?
c/ Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?
d/ Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
e/ Thử xem ai khéo tay hơn nào?
* Trong số 5 câu đã cho, có 2 câu là câu hỏi:
a/ Bạn có thích chơi diều không? (Hỏi bạn điều mình chưa biết.)
d/ Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy? (Hỏi bạn điều mình chưa biết.)
* 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi:
b/ Tôi không biết bạn có thích chơi diều không. (Nêu ý kiến của người nói.)
c/ Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất. (Nêu đề nghị.)
e/ Thử xem ai khéo tay hơn nào. (Nêu đề nghị.)