Câu 1. Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm:
* Chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- Từ cùng nghĩa: thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, trung hậu, phúc hậu, đùm bọc, giúp đỡ, cứu giúp, đoàn kết, tương trợ, thương yêu, thương mến, thương tâm, yêu quý, xót thương, độ lượng, bao dung, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu,...
- Từ trái nghĩa: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột,...
* Chủ điểm: Măng mọc thẳng.
- Từ cùng nghĩa: trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, ngay ngắn, thực bụng, thực lòng, thật thà, thẳng thắn, thành thực, thật tình, thật tâm, bộc trực, chính trực, tự trọng,...
- Từ trái nghĩa: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc,...
* Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
Hi vọng, ước mơ, ước muốn, ước ao, ước nguyện, mơ ước, mơ tưởng, mong ước,...
Câu 2. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nêu ở bài tập 1. Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ.
* Thương người như thể thương thân:
Lá lành đùm lá rách. Ở hiền gặp lành. Một cây làm chẳng nên non... hòn núi cao. Hiền như bụt. Lành như đất. Thương nhau như chị em ruột. Môi hở răng lạnh. Nhường cơm sẻ áo. Lá lành đùm lá rách. Chị ngã em nâng. Máu chảy ruột mềm...
* Măng mọc thẳng:
Cây ngay không sợ chết đứng. Đói cho sạch rách cho thơm. Giấy rách phải giữ lấy lề. Thẳng như ruột ngựa. Thật thà như đếm. Thuốc đắng dã tật...
* Trên đôi cánh ước mơ:
Cầu được ước thấy. Ước sao được vậy. Mò kim đáy bể. Ước sao trên trời. Ước của trái mùa. Đứng núi này trông núi nọ...
* Đặt câu:
- Với tinh thần Lá lành đùm lá rách, lớp chúng em đã quyên góp nhiều sách vở, giấy bút tặng các bạn học sinh vùng lũ lụt.
- Bạn Lan cứ Đứng núi này trông núi nọ, đã có cái áo đẹp thế còn muốn chiếc áo đẹp hơn.
Câu 3. Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:
Dấu câu | Tác dụng | Ví dụ |
a) Dấu hai chấm | Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Lúc đó, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. - Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. | → Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”. → Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. |
b) Dấu ngoặc kép | - Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm. - Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt. | → Bố thường gọi em tôi là “cục cưng” của bố. → Ông tôi thường bảo: “Các cháu phải học thật giỏi môn Văn để nối nghề của bố”. → Tuần trước, bọn tôi đã xây được một “lâu đài” trên bãi biển Nha Trang. |